Hướng dẫn tự học tiếng Anh từ A đến Z cho người mới bắt đầu

Xã hội ngày càng phát triển thì Anh ngữ cũng ngày càng được chú trọng. Không cần biết trình độ chuyên môn của bạn đạt đến đâu… Nhưng việc thành thạo tiếng anh hơn hết sẽ là một “tấm vé thông hành quan trọng” để đi khắp thế giới. Bạn đi du học, du lịch hay làm việc và sinh sống sẽ cực kỳ thuận lợi. Với vị thế ngày một rõ của tiếng Anh, không ai có thể tỏ ra thờ ơ với cơ hội có trình độ Anh ngữ tốt. Vậy những người mới bắt đầu học tiếng Anh, họ nên làm như thế nào tự học tiếng Anh hiệu quả nhất? Bài viết dưới đây của Toppick.vn sẽ chia sẻ với bạn cách tự học tiếng Anh từ cơ bản đến nâng cao.

Phần 1: Tiếng anh cho người mới bắt đầu

1. Người mới bắt đầu học tiếng anh có khó hay không? 

Tự học tiếng anh không khó, nhưng nó cũng chẳng dễ. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng. Bạn có biết rằng Tiếng Việt còn khó học hơn ngôn ngữ quốc tế. Bởi rất nhiều yếu tố, đơn giản nhất bạn có thể thấy là cách xưng hô trong tiếng Việt. Nó cực kỳ phức tạp và dễ nhầm lẫn hơn trong tiếng Anh rất nhiều.
Do vậy, bạn đừng treo một hòn đá nặng mang tên “tự học tiếng Anh rất khó”trong tâm trí ngay từ đầu. Bởi chính nó nhất định sẽ trở thành vật cản trên hành trình của bạn. Thay vì thế, hãy tự mở đường cho mình bằng niềm tin: tự học tiếng Anh không khó.
tự học tiếng Anh cho người mới bắt đầu

2. Người mới bắt đầu học tiếng Anh… nên bắt đầu từ đâu?

Lập ra các mục tiêu cụ thể
Nếu bạn biết tại sao mình muốn quay trở lại học tiếng Anh thì việc lập mục tiêu sẽ rất dễ dàng. Ví dụ:
  • Nếu bạn muốn tới thăm một đất nước nói tiếng Anh thì mục tiêu của bạn chính là học “survival English” – tiếng Anh dùng để giao tiếp. Nó sẽ giúp bạn sống được trong môi trường nước ngoài.
  • Nếu mục đích bạn học là để giao tiếp với người bản ngữ thì bạn nên học “communicative English” – tiếng Anh giao tiếp.
Để đạt được các mục tiêu đề ra, bạn hãy lập kế hoạch học tập. Việc này phụ thuộc vào thời gian. Bạn muốn thành thạo tiếng Anh trong bao lâu? Câu trả lời này sẽ khác nhau phụ thuộc vào hoàn cảnh mỗi người.
…mục tiêu tự học tiếng Anh cụ thể sau 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng.. của bạn? Rồi lên cho mình một lịch trình hoàn hảo sát với thực tế nhất có thể về cả thời gian, cả năng lực của bản thân. Đó là một bản kế hoạch học tập.
  • Xem xét thời gian mình có thể học cố định trong ngày: buổi sáng sớm, buổi trưa hay buổi tối?
  • Thời gian học mỗi ngày không cần quá nhiều, mỗi ngày bạn chỉ cần thật sự tập trung khoảng 1 tiếng nhưng đều đặn.
  • Chuẩn bị tất cả những dụng cụ học tập để sẵn sàng cho hành trình của mình: giấy note, bút…

Bước 1: Học phát âm và ngữ pháp

Bắt đầu với bảng chữ cái tiếng anh: phiên âm và đánh vần
bảng chữ cái tiếng Anh - tự học tiếng Anh
Trước khi bước vào tìm hiểu cách đọc phiên âm tiếng Anh, bạn cần học cách đánh vần bảng chữ cái tiếng Anh trước.
Kỹ năng đánh vần tiếng Anh là một kỹ năng quan trọng để giải mã hoặc nghe các từ. Nếu không có kỹ năng này thì bạn (nhất là trẻ em hoặc người mới làm quen với tiếng Anh) gần như là không thể học đọc từ mới được.
Dưới đây là bảng chữ cái tiếng Anh có kèm phiên âm từng chữ cho các bạn dễ học. Khi bạn học cách đánh vần tiếng Anh, sẽ rất hữu ích nếu bạn hiểu về phiên âm. Điều quan trọng là bạn phải ghi nhớ và luyện tập phát âm thường xuyên.
Bảng chữ cái tiếng Anh có phiên âm
Học ngữ pháp cơ bản
Khi mới bắt đầu, bạn cần hiểu được thành phần và cấu trúc của ngôn ngữ thì mới có thể tự học tiếng Anh dễ dàng hơn. Và ngữ pháp giúp chúng ta thực hiện điều đó.
Bạn là một newbie, nên hãy bắt đầu hành trình thành thạo giao tiếp với ngữ pháp cơ bản và phát âm.
Bạn muốn nhiều thông tin hơn về phần này? Đây là một số bài viết hướng dẫn tự học tiếng Anh cho người mới bắt đầu như bạn:

Hầu hết ai cũng đều muốn giao tiếp bằng tiếng Anh thành thạo. Nghe – Nói – Đọc – Viết là các kỹ năng lớn chính bạn cần dùng để giao tiếp bằng bất cứ một ngôn ngữ nào. Chỉ thành thạo một trong bốn kỹ năng sẽ không giúp gì cho bạn. Cho nên quá trình tự học tiếng Anh của bạn cần toàn diện ở cả 4 kỹ năng.
Học nghe
Một trong số những nguồn tài liệu nghe phổ biến chính là những bài nghe trong giáo trình tiếng Anh. Để nghe tốt một bài khóa trong sách tiếng Anh, bạn cần phải có lộ trình đúng đắn.
Nguyên tắc chung cho việc rèn kỹ năng nghe hiệu quả là nghe càng nhiều càng tốt. Tranh thủ mọi tài liệu và cơ hội nghe có thể ví dụ:
  • Nghe đài: có thể chỉ cần nghe thôi, không nhất thiết lúc nào cũng phải viết lại những gì mình nghe.
  • Xem các chương trình truyền hình bằng tiếng Anh: các chương trình dành cho trẻ em cũng rất hữu ích cho những người học lại tiếng Anh. Bạn cũng có thể chọn các chương trình bạn yêu thích, tuy nhiên cần nhớ ở rất nhiều chương trình nói chuyện trên truyền hình, họ cũng dùng nhiều từ lóng.
  • Bạn cũng có thể xem phim bằng tiếng Anh nhưng nên có kèm theo phụ đề bằng tiếng Anh hay nghe các bài hát tiếng Anh hay các mẩu chuyện hàng ngày do người Anh bản địa nói. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các tài liệu nghe trên Internet.
Tóm lại, để học nghe tốt tiếng Anh bạn cần luyện tập và luyện tập thường xuyên. Bạn phải luôn tạo cơ hội cho mình tiếp xúc với tiếng Anh càng nhiều càng tốt. Có như vậy bạn mới cải thiện được kỹ năng nghe lên từng ngày.
Kỹ năng nói trong tiếng Anh là một kỹ năng không dễ khi bạn tự học tiếng Anh. Nhưng chỉ cần bạn chăm chỉ luyện tập thì bạn cũng sẽ nhanh chóng nói như gió tiếng Anh thôi.
Bạn cần biết rằng, để nói được thì phải phát âm được. Phát âm sai đồng nghĩa với việc bước sau những bước đầu tiên trên con đường nắm bắt ngôn ngữ. Ngược lại phát âm đúng, nói đúng thì mới nghe tốt và truyền đạt ý tưởng của mình đến người nghe chính xác được. Đối với những người mới tự học tiếng Anh, thường khi bắt đầu họ sẽ chưa thực sự tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh.
Bởi họ nghĩ là mình chưa nói chuẩn, nói không đúng cấu trúc hay nói ra người khác sẽ hê cười. Bạn phát âm không chuẩn, phát âm sai với các âm tiết khác, và từ đó cách đọc không phù hợp. Vì vậy không có cách nào khác là bạn hãy học từ mỗi ngày, học cách phiên âm và phát âm nó thường xuyên thì sẽ tránh nhầm lẫn và đọc sai nó.
Hãy cùng xem giải pháp phát âm độc quyền từ chuyên gia Paul Gruber nhé:
Học đọc
Nâng cao quá trình đọc bạn có thể đọc bất cứ một tài liệu nào đó bằng tiếng Anh mỗi ngày như sách truyện trẻ em bởi sách truyện dành cho trẻ em thường chứa phần lớn vốn từ vựng tiếng Anh cơ bản mà bạn cần học, cũng có thể là những mẩu chuyện ngắn song ngữ, bài khóa trong giáo trình tiếng Anh nào đó, báo, tạp chí, tài liệu trên Internet hay đơn giản chỉ là quảng cáo, biển hiệu, nhãn sản phẩm… Tuy nhiên hãy đọc những chủ đề hay những tài liệu nào mà bạn thích thú bởi bạn học sẽ hiệu quả hơn khi bạn thích.
Hãy đọc những bài đọc ở mức độ vừa phải, phù hợp với trình độ của mình. Bạn muốn học từ mới nhưng bạn cũng muốn hiểu mình đang đọc cái gì. Nhưng nếu có quá nhiều từ mới trong bài sẽ khiến bạn phải tra nghĩa từng từ thì việc đọc sẽ quá khó đối với bạn. Sau khi đọc xong, tự mình ôn lại nội dung vừa đọc thông qua việc trả lời các câu hỏi “Who, What, Where, Why, When, How” về nội dung bài đọc. Bạn có thể thực hiện được việc này ở hầu hết các thể loại sách, truyện, báo chí. Bài đọc này là kể về ai, những ai? Chuyện gì đã xảy ra và nó xảy ra ở đâu, khi nào? Tại sao lại như thế? Bạn có thể nói hoặc viết câu trả lời cho các câu hỏi ấy.
Học viết
Cách thức học ngữ pháp truyền thống trước đây là học hết toàn bộ ngữ pháp sau đó mới học từ vựng, luyện nghe, luyện nói. Tuy nhiên nó gây chán nản cho người học vì chỉ có lý thuyết mà thiếu thực hành. Bạn có thể học ngữ pháp hệ thống thông qua từng bài học: từ vựng, mẫu câu, luyện hội thoại, nghe nói, đọc viết…
Lưu ý:
  • Đừng quá bị ám ảnh bởi ngữ pháp. Hãy nhớ rằng ngữ pháp chỉ là một trong những công cụ phục vụ mục đích giao tiếp. Hãy luyện tập với một vài bài tập. Sau đó viết bài hoặc nói và cố gắng sử dụng những cấu trúc mới vừa học.
  • Đừng phí thời gian vào những bài tập ngữ pháp mà bạn đã hiểu rồi. Bởi chúng dễ hơn so với trình độ của bạn. Điều đó thật tốn thời gian mà không đem lại hiệu quả cho bạn. Hãy tập trung vào phần ngữ pháp mà bạn thấy khó. Nếu không chắc vấn đề của mình nằm ở đâu, hãy viết một vài đoạn văn hoặc bài văn ngắn và nhờ thầy cô khoanh tròn những lỗi mình hay gặp phải. Sau đó bạn xem lại vấn đề đó và luyện tập.
  • Dạy ngữ pháp cho một ai đó. Hãy tìm một người học chậm hơn hoặc có trình độ tiếng Anh thấp hơn mình và dạy họ. Việc dạy học sẽ khiến bạn nhớ các quy tắc ngữ pháp lâu và hiểu chúng hơn. Cố gắng chuẩn bị một vài bài tập cho người đó và cùng xem lại với họ.

Phần 2: Những điều cần lưu ý khi học tiếng Anh

lưu ý khi tự học tiếng anh
Đây là một nội dung bạn cần để tâm khi tiến hành theo đuổi con đường làm chủ kỹ năng nghe – nói của bản thân.
Bạn sẽ học được những điều bạn nên làm và không nên làm khi tự học tiếng Anh.
Thêm vào đó, bạn sẽ biết được tại sao bạn nên làm như vậy và nhận những lời khuyên cũng như gợi ý về những nội dung bạn cần chuẩn bị cho việc tự học.

Phần 3: Tài liệu tự học tiếng Anh cho người mới

Bạn đang tìm tài liệu tự học tiếng anh phù hợp với người mới bắt đầu ? Trong vô số các tài liệu được chia sẻ trên mạng… Bạn đang bối rối không biết chọn cái nào là phù hợp cho mình tự học tiếng Anh hiệu quả nhất? Sau đây sẽ là gợi ý cho bạn…

Gợi ý giáo trình tự học tiếng Anh giao tiếp cho người mới bắt đầu

+ Từ vựng: Word Skills của nhà xuất bản Oxford; English Vocabulary in Use của Cambridge,
+ Ngữ pháp: English Vocabulary In Use – Elementary; Pronunciation In Use – Elementary
+ Nghe: Tactics for Listening (The Third Edition); Target Listening; Listening to The News 1 and 2; Open Forum 1, 2 và 3; Learning To Listen 1, 2 và 3; Listen In 1, 2 và 3
+ Nói:Let’s Talk 1, 2, 3; 240 Speaking Topics with Sample Answers; Contemporary Topics.
+ Đọc hiểu: Bộ giáo trình luyện thi của nhà xuất bản Cambridge với Select Reading và Reading Challenge phù hợp để luyện kỹ năng đọc hiểu.
+ Viết: 240 Writing Topics with Sample Essays, Learn To Write Better Academic Essays của Collins, Writing Essentials, Great Writing 1, 2, 3, 4 và 5 và Writing Academic English

Phần 4: Câu chuyện thành công: Kinh nghiệm bạn nhận được

Đọc nhiều, nghe nhiều vẫn không bằng tận mắt chứng kiến người thật việc thật.
Những câu chuyện thành công sau đây sẽ để lại cho bạn những kinh nghiệm quý giá, giúp bạn rút ra được cách học phù hợp với mình.
câu chuyện tự học tiếng Anh thành công
Hơn hết, tìm được 1 hình mẫu để theo đuổi đạt được ước mơ của mình sẽ là động lực giúp bạn thành công giao tiếp nhanh chóng.

Phần 5: Hãy… bắt đầu học tiếng Anh mỗi ngày

Bắt đầu với tâm thế…

Bạn hãy xác định tâm thế ngay từ khi bắt đầu tự học tiếng Anh để phấn đấu rèn luyện nó. Và bạn cần:
  • Phải đam mê, quyết tâm và hết sức kiên trì.
  • Luôn xác định mục tiêu học tập rõ ràng và lên kế hoạch thực hiện.
  • Tạo môi trường cho chính mình nhằm sử dụng vốn tiếng anh thường xuyên và liên tục.Nó giống như “bạn dùng tiền của bạn mỗi ngày” thôi, giúp bạn tránh rơi vãi những gì học được
  • Thực hành luyện tập với bạn bè hoặc người thân, người bản xứ
  • Đứng trước gương và luyện nói với chính mình
  • Tham gia các câu lạc bộ tiếng anh. Đừng ngại và đừng sợ sai mà hãy cố gắng tập nghe, nói và học hỏi thật nhiều.
  • Kết hợp việc học tiếng anh với các phương tiện phục vụ cho việc nâng cao trình độ thẩm thấu Anh ngữ. Chẳng hạn như xem phim ảnh, ca nhạc tiếng Anh, đọc các thông tin bằng tiếng Anh trên internet…
  • Luyện tập và củng cố lại từ vựng, mẫu câu trước khi đi ngủ.
Luôn luôn tâm niệm tiếng anh rất quan trọng, cần học thực, làm thực và nhất định sẽ có ngày thành công. Ý chí và sự tự tin sẽ giúp bạn tạo được những bất ngờ cho chính mình.
bắt đầu học tiếng Anh mỗi ngày

Học tiếng anh từ mọi lúc mọi nơi

Bạn bó buộc mình với đống giáo trình và luôn tìm cách nhồi nhét nó vào bộ não của mình. Điều đó không hiệu quả chút nào. Bạn không chỉ học trong sách vở mà hãy tự mình trau dồi kiến thức tiếng anh từ nhiều nguồn khác. Nó thật tuyệt vời và hiệu quả cho bất cứ ai tự học tiếng Anh đó.
Vậy nên hãy:
  • Hãy nghe nhạc với những bài hát tiếng anh. Bạn nên nghe thường xuyên và tìm lời bài hát yêu thích để học lời và hiểu nghĩa.
  • Xem các bộ phim với phụ đề tiếng Anh và cố ghi nhớ mẫu câu giao tiếp học được từ các nhân vật.
  • Bạn yêu thích chơi game? Học tiếng Anh qua các trò chơi như crosswords, puzzle, Scrabble, Boggle, Guess the word,…sẽ khiến bạn cảm thấy rất thú vị.
  • Đọc những mẩu tin ngắn hay truyện cười bằng tiếng Anh. Nó sẽ giúp bạn xả stress và học hỏi thêm ít nhiều từ vựng, mẫu câu…

Học tiếng anh từ mọi thứ và mọi cách

Hãy tận dụng mọi sự vật, sự việc xung quanh bạn để tự học tiếng Anh mỗi ngày. Đó là cách bạn tạo lập môi trường học tập tiếng Anh hiệu quả cho mình đó.
Và…
  • Ghi mẫu câu và gắn tại nhiều nơi nhìn thấy
  • Học thuộc cấu trúc thật nhiều bằng cách nhẩm đi nhẩm lại, nói to và sử dụng thường xuyên trong giao tiếp.
  • Tập viết văn bằng tiếng Anh và nhờ giáo viên sửa lỗi.
  • Nói theo băng và hát theo lời bài hát tiếng Anh đồng thời không quên chỉnh ngữ âm của mình cho thật chuẩn
  • Tìm người để có thể thực hành giao tiếp tiếng Anh thường xuyên cùng mình.
  • Kiểm tra kiến thức bản thân thường xuyên bằng cách làm các bài test tiếng Anh với 4 kỹ năng

Kết luận

Học tiếng Anh cho người mới bắt đầu không khó nhưng cũng chẳng phải đơn giản. Nếu bạn biết cách học và có lộ trình cụ thể thì vấn đề đó không còn là khó nữa.
Hãy đi đúng hướng và lựa chọn phương pháp tự học tiếng Anh hiệu quả nhất cho mình. Và quan trọng nhất là phải kiên trì với nó trong suốt quá trình tự học tiếng Anh của mình.
Hãy like fanpage của Toppick.vn trên Facebook để nhận thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!
Chúc các bạn học tốt tiếng Anh!
Biên tập: Mizu Phạm

No comments

Powered by Blogger.