Bí quyết học nghe tiếng Anh bằng phương pháp Shadowing

Trước khi bắt đầu nói đến việc luyện phát âm và nói tiếng Anh… Tôi có một câu hỏi dành cho bạn: “Bạn thấy tiếng Anh như thế nào khi lần đầu tiên nghe ai đó nói bằng thứ tiếng này. Nghe có giống âm thanh của người ngoài hành tinh không?”. Riêng tôi, tôi cảm thấy nó thật vô nghĩa. Cũng giống như một đứa trẻ. Những gì mọi người nói, đối với nó đều rất kỳ lạ và chẳng thể nào hiểu nổi. Tuy nhiên, càng sống trong môi trường đó, trẻ quen dần với giọng điệu, âm thanh, các từ ngữ. Rồi nó ghi nhớ, bắt chước và bắt đầu bập bẹ “bố”, “mẹ”…. Nó giống như học tiếng Anh phương pháp Shadowing vậy.
Và hôm nay, Toppick.vn sẽ chia sẻ rõ hơn cho bạn bí quyết học nghe bằng phương pháp Shadowing tại bài viết này. Cùng tìm hiểu nhé!

Trước tiên, bạn cần hiểu phương pháp Shadowing là gì?

phương pháp Shadowing
Shadowing là một kỹ thuật học tập ngôn ngữ được phát triển do một giáo sư người Mỹ (Alexander Arguelles). Phương pháp này đã và đang được áp dụng rất nhiều vào việc học ngoại ngữ. Vậy phương pháp Shadowing là gì?
Cái tên Shadowing phần nào đã nêu rõ về bản chất của phương pháp này. Về cơ bản, phương pháp này là đi theo bóng của người nói. Tức là ngay lập tức nói nhại theo những gì bạn nghe được. Đây là phương pháp học ngoại ngữ như một đứa trẻ, nghe và lập lại ngay lập tức những gì bạn vừa nghe. Hay đơn giản nó giống như bạn tập hát theo một bài hát. Nhưng bạn chưa quen và thuộc giao điệu của nó. Bạn sẽ vừa nghe vừa hát cho đến khi thuộc bài hát đó mới thôi.Phương pháp Shadowing cũng như thế.
phương pháp Shadowing

Phương pháp Shadowing khác với kỹ thuật nghe và lặp lại như thế nào?

Về cơ bản, cả Shadowing và Repeating đều là phương pháp tập luyện bằng cách lặp lại ngôn ngữ từ audio. Input này có thể là file nghe của các sách luyện, podcast (có audio script hoặc không). Hoặc cũng có thể là phim tiếng Anh (có phụ đề hoặc không).

Lấy ví dụ về xem phim có phụ đề tiếng Anh nhé:

Với Repeating, bạn xem xong nhân vật nói một câu, pause phim, rồi tập nói lại giống nhân vật. Điều đó là rất tốt. Vì có khoảng pause, bạn sẽ có thời gian để hiểu nghĩa, hiểu bối cảnh, xử lý từ vựng. Và có thời gian để suy nghĩ cách đọc nó. Điều này có thể giúp bạn bình tĩnh và phát âm cẩn thận hơn phương pháp Shadowing.
Còn với phương pháp Shadowing. Cũng ở ví dụ xem phim có phụ đề này, là vừa bật phim (âm lượng nhỏ vừa đủ hoặc mute), nhân vật nói câu nào thì mình nói cùng lúc với nhân vật đến đó. Nó giống như song ca vậy đó. Cách này buộc em phải nói nhanh hơn – thực ra là nhanh ngang với người bản xứ. Cách này đòi hỏi hơn, nhưng nếu bạn muốn nói nhanh mà vẫn rõ, và muốn luyện intonation tự nhiên như cách người bản xứ nói, thì bạn nên thử cách này.
Nếu như Repeating là bạn  pause rồi tự nói một mình, bạn sẽ dễ bị quay lại nói với tốc độ và kiểu nhấn nhá, dừng… quen thuộc của em (thường bị ảnh hưởng từ tiếng Việt). Trong khi đó, với phương pháp Shadowing, bạn phải tự ép mình match được với cách nói của người bản xứ. Như vậy, sẽ giúp bạn nhận ra những sự khác biệt giữa cách nói của bạn và cách nói “chuẩn” của người bản xứ.

Thực hành phương pháp Shadowing sẽ giúp cải thiện tiếng Anh như thế nào?

Thứ nhất, phương pháp Shadowing giúp tạo ra những liên kết trong bộ não

Học theo phương pháp này sẽ giúp bạn thiết lập những âm thanh, từ ngữ và câu một cách chính xác, và sự phản xạ thần kinh nhanh chóng. Điều này rất quan trọng nếu bạn muốn trau dồi vốn tiếng Anh cao hơn dựa trên nền tảng là sự trôi chảy và tự nhiên, gần như là một phản xạ về ngôn ngữ. Bạn sẽ bỏ được thói quen tự dịch qua lại trong đầu giữa tiếng Việt và tiếng Anh trước khi thực sự phản ứng. Thói quen này chính là rào cản cho việc tiếp thu và giao tiếp tiếng Anh.

Thứ hai, phương pháp Shadowing giúp hình thành và phát triển những phản xạ của các cơ quan phát thanh trên cơ thể

Các bạn biết đó, để phát ra các âm tiếng Anh đòi hỏi chúng ta phải vận động môi, lưỡi, răng và cổ họng khác hẳn với các âm tiếng Việt quen thuộc. Bạn không nói được chuẩn đơn giản vì cơ thể chúng ta chưa quen với điều đó. Khi thực hành lặp lại, cố gắng bắt chước y hệt những âm thanh tiếng Anh tức là bạn cũng đang luyện tập cho cơ thể quen với việc tạo ra các âm này. Bạn không còn áp dụng những quy tắc phát âm tiếng Việt với tiếng Anh nữa, và tự xây dựng được giọng tiếng Anh gần với giọng bản ngữ cho chính mình.
Một điều thú vị là bạn không nhất thiết phải đạt tới một trình độ tiếng Anh nào đó để áp dụng phương pháp “Cái bóng”, mà có thể bắt đầu từ con số 0. Lúc này việc bạn thực hành luyện nói bằng phương pháp Shadowing giống như cách một đứa trẻ bắt đầu học nói trước khi hiểu được những gì mình nói ra. Tới lúc bạn trau dồi được một vốn kiến thức nhất định và hiểu được những gì mình nói thì Shadowing đã giúp cho ngữ điệu của bạn “chuẩn” hơn nhiều rồi.

Các bước thực hiện phương pháp Shadowing

học nghe bằng phương pháp Shadowing

Bước 1: Lựa chọn một audio/video tiếng Anh bạn thích (Nhớ là phải có phụ đề nhé)

Đừng chọn tài liệu quá khó với bạn, nếu có quá nhiều từ vựng mới, sẽ khiến bạn cảm thấy quá khó để hiểu nội dung. Hoặc tốc độ nói quá nhanh trong khi khả năng nghe của bạn chưa tốt, thì việc nghe này sẽ làm bạn căng thẳng so và sớm bỏ cuộc.
 
Và nên nhớ là, phải chọn tài liệu mà bạn cảm thấy thú bị thì việc nghe đi nghe lại mới không nhàm chán. Lý tưởng là xem phim có phụ đề, video nhạc có lời, ebook có audio đi kèm, talk show, sitcom hay phim hoạt hình. Nếu mới bắt đầu học, bạn nên lựa chọn các file nghe có tốc độ đọc phù hợp với trình độ hiện tại.
Và cuối cùng, nên chọn một giọng đọc mà bạn thấy là phù hợp với mình.
Một số website hữu ích:
  • http://learningenglish.voanews.com/. Trang này có chia thành các level cho các bạn, nội dung rất phong phú. Ngoài ra còn dạy bạn những kiến thức về từ vựng, cấu trúc tiếng anh
  • http://www.ted.com/. Nếu bạn có trình độ tiếng Anh khá ổn rồi thì hãy áp dụng nó. Vì từ vựng và kiến thức khá là rộng đó.
  •  http://learnenglish.britishcouncil.org/en/listen-and-watch. Trang này có cả phần câu hỏi để giúp bạn kiểm tra luôn kĩ năng nghe của mình. Có clip sinh động kèm theo nữa
Nếu bạn dùng IOS, bạn có thể sử dụng phần mềm Podcasts. Ở đây có rất nhiều channel với nội dung phong phú, hấp dẫn, kèm theo cả transcript.
Một số kênh Podcasts mình thường dùng, bạn tham khảo nhé:
  • Trình độ cơ bản: Learn English, Voice of America: Learning English
  • Trình độ trung cấp: Minute English; Podcasts in English
  • Cấp độ nâng cao: The English We Speak

Bước 2: Xem kĩ để hiểu rõ nội dung, nghe đi nghe lại để mình nắm được ngữ điệu của họ

Lời khuyên dành cho bạn là hãy nghe một bài học trong ít nhất 3-5 ngày. Số lần nghe lặp đi lại khoảng 30-50 lần. Việc này sẽ giúp bạn tăng dần khả năng nghe hiểu, từ vựng và phát âm cũng như phản xạ. Mỗi ngày hãy đặt ra mục tiêu riêng của mình cho một bài học nào đó.
Ví dụ:
  • Ngày 1: Bắt ngữ điệu cơ bản và hiểu được sơ qua ngữ cảnh.
  • Ngày 2: Hiểu hết từng câu, từng chữ trong bài nghe. Để làm được điều này, yêu cầu bạn phải hiểu hết được từ vựng và cấu trúc trong bài.
  • Ngày 3: Nghe để bắt chước 100% ngữ âm từng từ trong bài, nhất là những từ khó. Có thể dành nhiều thời gian để luyện những từ khó.
  • Ngày 4: Nghe để bắt trước nối âm, ngữ điệu trong từng câu tiếng Anh.
  • Ngày 5: Nghe để bắt trước cảm xúc của nhân vật gắn với ngữ điệu trong câu.
Bạn chỉ cần dành thời gian chút một cho nó, 10 phút, 15 phút, 20 phút tranh thủ mỗi lần bạn đang đi bộ đến trường, đi chợ, ngồi xe bus, giặt quần áo, nấu cơm,.. hãy nghe tận dụng thời gian mỗi ngày. Bạn sẽ thấy việc nghe trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn rất nhiều. 
Và bạn chỉ nên nghe tối đa 30 phút.Vì sao vậy? Bạn biết không vì khi bộ não của bạn hoạt động quá 30 phút, sẽ giảm hoàn toàn khả năng tập trung. Đây chính là nguyên nhân tại sao bạn thấy rằng mình không thể tập trung được khi nghe. Thậm chí nhiều bạn chỉ tập trung được nghe tiếng Anh trong vòng 5-10 phút đầu tiên. Để nghe hiệu quả, bạn cần phải tìm đủ mọi cách làm bộ não của mình tập trung tốt hơn.
Lưu ý:
Để việc học nói hiệu quả. Bạn phải có nền tảng nhất định về các âm trong tiếng anh. Nhất định phải nắm được và phát âm chuẩn bảng chữ cái IPA trước đã nhé.

Bước 3: Shadowing

Mở lại video và cố gắng vừa đọc phụ đề vừa bắt chước ngữ điệu, cách ngắt từ, cụm từ, câu… của người bản xứ:
  • Vừa nghe vừa đọc phụ đề. Luyện tập cho đến khi nào bạn cảm thấy  ổn thì thôi.
  • Tắt audio, đọc phụ đềvà ghi âm lại giọng của bạn.
  • Nghe lại file ghi âm và so sánh nó với giọng của speaker. Nếu cảm thấy chưa hài lòng, hãy luyện tập cho đến khi cảm bạn thấy ổn nhất thì thôi nhé.
Lưu ý khi luyện tập: 
  • Audio tới đâu thì nói theo tới đấy, tránh nói quá chậm sau audio thì sẽ không luyện nghe chuẩn được.
  • Bắt chiếc ngữ điệu và các chỗ nhấn giọng của Audio.
  • Nếu gặp khó khăn lúc mới tập luyện thì có thể sử dụng phần mềm để hạ tốc độ Audio. phần lớn các phần mềm nổi tiếng như VLC đều có chức năng này.
Để hỗ trợ cho phương pháp này, khi đang tập giọng US thì bạn đừng nghe giọng UK nữa. Ngược lại, khi bạn tập giọng UK thì nên hạn chế xem phim Mỹ.

Lời khuyên cho bạn khi mới luyện nghe bằng phương pháp Shadowing

phương pháp Shadowing
Trong thời điểm mới bắt đầu, bạn không nên kỳ vọng là mình sẽ làm tốt ngay. Hãy làm từng câu một sau đó nâng kên thành đoạn ngắn rồi đoạn dài. Từ đó rồi lên nữa là quá trình tiến triển của mình. Khi bạn chưa quen cách nói của người bản xứ, bạn sẽ bị xoắn lưỡi liên tục khi nói theo họ. Chúng ta nghe thấy rất rõ, thậm chí đọc transcript nhưng khi nói cả câu như họ vẫn bị xoắn lưỡi.
Vì vậy, lời khuyên cho bạn là… Bạn không nên nóng vội, hãy làm từng chút một rồi dần dần đi lên. Với những câu khó, bị xoắn lưỡi thì đầu tiên bạn nên nghe kỹ đoạn audio. Sau đó shadowing theo một lúc để quen cách đọc của người nói thế nào. Tiếp đến dừng audio lại và nhìn vào đoạn text của câu rồi đọc với tốc độ như vậy. Khi nhận ra chỗ nào bạn bị xoắn lưỡi, hãy đọc đi đọc lại chỗ đó cho nhuần nhuyễn, ghéo nối các từ cho hoàn chỉnh, trơn tru nhất. Sau khi đã đọc transcript chôi chảy câu đó rồi hay quay lại phương pháp Shadowing với toàn bộ audio.
Bạn cứ đọc nó cho đến khi nhuần nhuyễn và đừng quên ghi âm lại những gì mình nói. Có thể có những câu, bạn cần đọc cả trăm lần mới được. Nó sẽ mất 10 -15 phút đó. Nhưng đừng bỏ cuộc nhé. Bởi khi bạn làm nó tốt thì miệng và lưỡi bạn sẽ linh hoạt hẳn. Và như vậy, áp dụng phương pháp Shadowing các câu sau bạn sẽ làm dễ dàng hơn.

Một số kênh youtube giúp bạn luyện tập cho phương pháp Shadowing

1. Giọng UK

  • British vlogger Marcus Butler: https://www.youtube.com/user/MarcusButlerTV
  • British vlogger Zoella: https://www.youtube.com/user/zoella280390

2. Giọng US

  • American vlogger Casey Neistat: https://www.youtube.com/user/caseyneistat
  • American vlogger Bethany Mota: https://www.youtube.com/user/Macbarbie07
Tham khảo phần mềm VLC để hạ tốc độ audio: https://www.videolan.org/vlc/index.html

Kết luận

Để nâng cao kỹ năng nghe không khó đúng không. Chỉ cần bạn chọn đúng hướng đi và tìm kiếm phương pháp học hiệu quả ngay từ đầu thì không còn là vấn đề nữa.
Vậy thì đừng chần chờ, hãy chọn cho mình một video/audio và thử luyện nghe và nói ngay thôi. Ghi nhớ rằng với bất kì việc gì, kiên trì và chăm chỉ sẽ đem lại thành công. Vì thế hãy duy trì đều đặn việc luyện tập hàng ngày, bạn sẽ thấy kết quả sớm thôi!
Hãy like Fanpage của Toppick.vn trên Facebook để theo dõi nhiều bài viết hay về học tiếng Anh nữa nhé!
Chúc các bạn học tốt tiếng Anh.
Biên tập: Mizu Phạm

No comments

Powered by Blogger.